Cách tính chiều cao mái thái sẽ giúp người lắp đặt xác định chính xác những yếu tố liên quan khi thi công dự án. Bằng cách xác định chiều cao, độ đua của mái thái,… tổng thể ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cân đối, tránh sai sót và hạn chế tối đa lỗi dù là nhỏ nhất.
Nếu bạn bạn quan tâm tới dịch vụ sửa chữa mái tôn, hãy cùng Cơ khí Ngọc Vân giải đáp trong bài viết sau đây.
Tại sao cần tính chiều cao mái thái
Mái nhà là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng của một ngôi nhà, ảnh hưởng tới tổng thể kiến trúc và sự an toàn, an tâm khi ở trong nhà. Vậy tại sao cần tính chiều cao mái thái:
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Chiều cao của mái thái là yếu tố quyết định tính thẩm mỹ của mái nhà nói riêng và tổng thể kiến trúc căn nhà. Chính chiều cao của mái thái tạo nên sự khác biệt so với các dáng mái nhà khác.
Cách tính chiều cao mái thái ảnh hưởng tới thẩm mỹ ngôi nhà
Theo lý thuyết, mái thái có chiều cao lớn hơn hẳn so với mái bằng, phần chóp nhọn nên có thể kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Từ phong cách cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại,… đều phù hợp.
Mái nhà chính là kết cấu của phần ngoại thất, góp phần tạo nên vẻ ngoài của ngôi nhà và là bộ mặt của tổng thể. Khi kết hợp chiều cao và độ dốc của mái thái hợp lý thì toàn bộ không gian sẽ trở nên trọn vẹn hơn.
>>> Xem thêm: 25+ mẫu mái tôn đẹp cho nhà mái thái
Độ chính xác tuyệt đối
Trong khi thi công dự án, “chỉ cần sai một li là đi một dặm”, hiểu đơn giản chỉ cần xác định sai chiều cao hay độ dốc của mái thái dù chỉ 1 mm,… cũng có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ và kết cấu của ngôi nhà. Đe dọa tới sự an toàn của bạn và những thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: Cách tính độ dốc mái tôn tiêu chuẩn trong xây dựng
Tính an toàn
Việt Nam là đất nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thời tiết tương đối khắc nghiệt và khó đoán. Lúc này, chức năng của mái thái là bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết, với độ dốc và độ cao hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng đọng nước trên mái ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Chiều cao mái thái phù hợp giúp thoát nước mưa tốt hơn
Đồng thời, loại bỏ tình trạng ẩm mốc, dột mưa, tăng tuổi thọ sử dụng mái nhà,… Không chỉ ngăn nước ứ đọng, gia chủ hoàn toàn có thể an tâm về vấn đề lá cây cảnh hoặc đồ vật rơi xuống mái sẽ không bị mắc kẹt lại làm tắc ống dẫn nước.
Một khi xác định được độ cao và độ dốc của mái thái, mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và sạch sẽ. Việc thiết kế mái thái xếp chồng lên nhau giúp tản nhiệt, chống nóng cho ngôi nhà vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Mang tới cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu mái tôn mái che sân trước đẹp
Cách tính chiều cao mái thái
Theo công thức, cách tính chiều cao mái thái được áp dụng như sau: H = (R/2) x tg/100
Trong đó:
– R: Độ rộng của mặt tiền
– tg: Độ dốc mái
Ví dụ: Nhà phố mặt tiền 5m, kết hợp với độ dốc 70% thì chiều cao mái = 2.5 x 70/100 = 1.75m
Chiều cao nhà mái thái 2 tầng nên ở mức 3 – 3.6m
Chiều cao nhà mái thái 2 tầng
Khí hậu nơi bạn sinh sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao nhà mái thái 2 tầng ở nước ta. Đối với miền Bắc mùa hè nóng, mùa đông lạnh, để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng thì chiều cao nhà mái thái 2 tầng nên ở mức 3 – 3.6m.
Đối với các tỉnh miền nam, quanh năm nắng nóng và có 2 mùa mưa khô rõ rệt, chiều cao nhà mái thái 2 tầng nên cao thoáng tạo không gian mát mẻ và tránh ẩm mốc với chiều cao từ 3.6 – 4.5m.
Ngoài ra, ngân sách của gia đình cũng là yếu tố cần cân nhắc khi xác định chiều cao ngôi nhà. Nhìn chung, chiều cao nhà mái thái 2 tầng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để xác định chiều cao hợp lý.
Hiện nay, chiều cao gian phòng thông dụng thường được phân làm 3 mức cơ bản:
– Phòng cao (3,6 đến 5 m)
– Phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m)
– Phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m)
Mái thái đua ra bao nhiêu là đẹp
Mái thái đua ra bao nhiêu là đẹp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ngói gia chủ sử dụng, chiều cao mái thái, độ dốc là bao nhiêu phần trăm, mặt tiền bao nhiêu mét,… Để trả lời chính xác câu hỏi này, bạn hãy trình bày bản thiết kế ngôi nhà với đơn vị chuyên thi công mái nhà chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Cách tính độ dốc mái tôn 1 mái
Cách tính độ dốc mái thái
Khi thiết kế mái thái, chiều cao mái sẽ dựa vào khẩu độ và chiều rộng mái. Độ dốc mái Thái cần đảm bảo góc I giao động từ 30 đến 40 độ. Từ đó, ta có công thức tính độ dốc mái Thái như sau: i = H/L x 100% (α)
Trong đó:
– i: Độ dốc mà mái Thái cần đạt khi xây dựng
– H: Chiều cao của mái Thái
– L: Độ rộng của mái Thái
Công thức tính độ dốc mái thái
Ngoài độ dốc i, trong xây dựng còn phải tính tới độ dốc m. Độ dốc m thường được các bác thợ nề tính toán theo phương pháp truyền thống như sau: m = h/2L.
Ví dụ: Đầu hồi cao là 3m và khẩu độ của mái thái là 4m. Chúng ta sẽ có m = 3/4 = 0.75, tương đương với độ dốc của mái sẽ là 75%.
Công thức cơ bản này vừa dùng để tính độ dốc của mái thái, vừa dùng để tính góc của tam giác vuông, đảm bảo độ chính xác nhất có thể. Trên thực tế, đối với mái thái 50% diện tích là mặt sàn thì độ dốc mái sẽ đẹp hơn khi dao động từ 30 – 40 độ. Tất nhiên, còn phụ thuộc vào diện tích tổng thể của ngôi nhà, nhà càng lớn thì độ dốc càng lớn.
Để sở hữu một ngôi nhà hai tầng mái thái với tổng thể hoàn hảo nhất, bạn nên tìm tới những đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp. Việc tự ý thiết kế hay xây dựng khi chưa có đủ chuyên môn, kinh nghiệm sẽ dẫn tới rất nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Dịch vụ tại cơ khí Ngọc Vân
Dưới đây là một số dịch vụ của Cơ khí Ngọc Vân, xin mời quý vị tham khảo:
Chính vì lẽ đó, khi cần xây nhà mái thái hay thi công mái tôn, bạn hãy lựa chọn các đơn vị thi công uy tín như Cơ khí Ngọc Vân. Mọi thông tin thắc mắc về cách tính chiều cao mái thái, hãy kết nối với chúng tôi qua hotline 0906 558 398 để được hỗ trợ ngay hôm nay!
Cơ khí Ngọc Vân
Hotline: 0906 558 398
Địa chỉ: Số 15 Trung kính, Trung Hòa, Cầu giấy, Hà Nội
Email: ctycokhingocvan@gmail.com
Website: https://cokhingocvan.com/