Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhất

Chống thấm mái nhà là việc làm không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Tuy nhiên, sự đa dạng về vật liệu và cách chống thấm mái nhà khiến khách hàng khó chọn lựa. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm, Cơ khí Ngọc Vân chia sẻ đến các bạn Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả được khách hàng tin dùng nhất hiện nay.

Vì sao cần xử lý chống thấm mái nhà

Nguyên nhân mái nhà bị thấm dột

– Sàn mái không được xử lý chống thấm co giãn, độ đàn hồi kém. Nó có thể dễ bị nứt vỡ khi thời tiết thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh.

– Sử dụng sai vật liệu chống thấm mái nhà, vật liệu kém chất lượng.

– Thi công không đúng phương pháp và quy trình xử lý không đạt yêu cầu.

– Hệ thống thoát nước kém khiến nước mưa đọng lại lâu ngày trên mái.

Công Ty Chống Thấm Uy Tín tại Hà Nội | Cơ Khí Ngọc Vân
Thiết bị gia dụng bị hư hại do thấm dột gây ra

Hệ quả nếu không xử lý chống thấm mái kịp thời

– Đầu tiên là nước mưa thấm xuống nền mái sẽ làm mất mỹ quan vốn có của ngôi nhà

– Tình trạng thấm dột lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, giảm tuổi thọ công trình

– Dễ ứ đọng và sinh ra những giọt nước mất vệ sinh khi trời mưa to, gây phiền toái cho sinh hoạt.

– Sản sinh ra nấm mốc có thể gây bệnh cho mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

– Việc thấm dột kéo dài cũng có thể gây tốn kém tài chính khi cần trùng tu. Nhưng càng để lâu thì càng khó sửa chữa.

>>> Xem thêm: Cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt

Công Ty Chống Thấm Uy Tín tại Hà Nội | Cơ Khí Ngọc Vân
Thấm dột gây nên tình trạng vàng ố, nứt tường

5 biện pháp xử lý mái nhà bị thấm cực hiệu quả

Với những nguyên nhân và hệ quả chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy việc chống thấm mái nhà là vô cùng cần thiết với bất cứ công trình nào. Dưới đây là một số giải pháp tối ưu và mang lại hiệu quả cao mà cơ khí Ngọc Vân đề xuất cho bạn.

Xử lý mái nhà bị thấm bằng Sika Membrane

Chống thấm mái nhà bằng sika là một trong những phương pháp thi công hàng đầu. Đối với nhiều dự án mái phẳng, cách làm này vẫn được coi là lý tưởng nhất.

– Ưu điểm: Thi công dễ dàng cho đa dạng công trình cũ và mới bằng quét, phun, xịt; khô nhanh; tạo màng kết nối vững chắc; vết nứt đều được bịt kín;…

Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhất
Xử lý mái nhà bị thấm dột bằng sika membrane

Quy trình thi công Sika Membrane

Chuẩn bị bề mặt nền

Trước khi thi công cần làm sạch bề mặt chống thấm và loại bỏ lớp bê tông không bền. Có thể dùng máy mài có chổi quét để làm sạch sàn bê tông. Làm sạch vữa mới đục và chà nhám. Bề mặt mái nhà phải sạch, chắc, không có nước và các chất bẩn bề mặt như chất bôi trơn, các hợp chất bảo dưỡng và bụi bề mặt.

Tạo lớp lót chống thấm

– Cho thêm từ 20% đến 50% nước vào hỗn hợp Sikaproof Membrane và trộn đều.

– Phủ một lớp sơn lót lên bề mặt bằng cọ hay bình phun.

– Trước khi tiến hành các lớp tiếp theo, cần đảm bảo lớp lót này đã khô hoàn toàn

– Trong điều kiện nền xốp và có độ thẩm thấu cao, nên làm ướt bề mặt trước. Tuy nhiên, tránh để đọng nước lên bề mặt.

– Nên kết hợp với lưới thủy tinh chống thấm tại những vị trí yếu hoặc bề mặt có vết nứt thì nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Thi công 

– Thực hiện chống thấm bằng Sikaproof Membrane lên bề mặt đã được chuẩn bị.

– Phết hoặc phun lớp Sika Membrane nguyên chất thứ 2 và thứ 3 với mức tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m2. Lưu ý nên chờ cho từng lớp khô (khoảng 2 tiếng) rồi mới thực hiện những lớp tiếp theo.

– Để đảm bảo việc thi công hiệu quả nên ngâm thử nước trong 24h sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h. Xử lý bằng cách trám trét tại những vị trí còn bị ngấm nước ngay sau thử nghiệm.

>>> Xem thêm: Báo giá chống thấm mái nhà

Chống thấm mái nhà bằng nhựa đường

Nhựa đường với khả năng thẩm thấu và kết dính tuyệt vời. Đây là loại vật liệu có thể tạo màng chống thấm triệt để. Thường có tuổi thọ cao lên đến hàng chục năm luôn và là sự lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm mái bê tông.

Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhấtChống thấm mái nhà bằng nhựa đường

Chuẩn bị bề mặt:

– Vệ sinh bề mặt cần chống thấm. Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất có trên bề mặt mái nhà.

– Đục đẽo và mài phẳng những vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa cũ.

– Đối với các vết nứt, khe hở nên được trám và bịt kín bằng nhựa đường trước khi tiến hành thi công.

Thi công chống thấm:

– Đầu tiên, phết 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên bề mặt mái nhà đã được làm sạch.

– Đun nóng chảy nhựa đường và pha thêm dầu DO để tăng khả năng thẩm thấu vào bề mặt, gia tăng hiệu quả chống thấm.

– Cuối cùng dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt mái nhà.

Lưu ý: Nên xử lý chống thấm mái bằng nhựa đường vào lúc trời nắng nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nên phủ một tấm bạt lên mặt sàn để trảnh trời mưa nếu chưa kịp quét dầu hắc.

Sau khi hoàn tất những bước trên từ 12 – 24h, tiến hành ngâm thử nước trong khoảng 24h. Nếu đạt yêu cầu thì nghiệm thu và bàn giao công trình cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Cách xử lý chống thấm sân thượng hiệu quả

Xử lý chống thấm mái bằng sơn chống thấm

Với khả năng chống thấm hiệu quả, tính thẩm mỹ cao, rất an toàn và giá cả phải chăng, sơn chống thấm epoxy đã và đang trở thành một trong những dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất.

Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhất

Ưu điểm: 

– Độ cứng cao, chịu lực tốt, chịu va đập, chịu áp lực tốt, chống thấm nước tuyệt đối, không ẩm mốc.

– Không trơn trượt; bám dính tốt với nhiều loại vật liệu; bịt kín các lỗ nhỏ nhất; màu sắc đa dạng;…

Quy trình thi công sơn Epoxy

– Dùng máy mài để làm sạch các dị vật và vết bẩn trên sàn, đánh bóng toàn bộ mặt sàn giúp sàn bám dính tốt với lớp chống thấm.

– Thi công lớp sơn lót:

+ Dùng máy trộn để trộn thành phần A và B của sơn lót epoxy.

+ Sau đó đổ ra sàn, trải đều lên các vết chân chim, đồng thời dùng cây lăn để lấp đầy các vết nứt.

+ Bước này nhằm tăng thêm độ cứng và tạo liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn epoxy.

– Sơn lớp sơn phủ epoxy chống thấm – Lớp sơn hoàn thiện:

+ Tiến hành trộn sơn giống như thi công sơn lót. Sau đó quét đều để đảm bảo độ phủ đều và toàn bộ bề mặt cần phủ. Quá trình này giúp bảo vệ bề mặt khỏi bị mài mòn và chống thấm. Sau 24 giờ bơm nước làm sạch bề mặt, đưa vào sử dụng sau 07 ngày thi công.

+ Sau khi thi công sau 24h có thể di chuyển trên bề mặt. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn nhất thì từ 7 -10 ngày kể từ khi nghiệm thu công trình có thể hoạt động bình thường trên bề mặt.

Dùng màng chống thấm để xử lý mái nhà bị thấm dột

Màng bitum khò nóng luôn là vật liệu chống thấm được ưa chuộng tại các mái nhà và nhiều hạng mục công trình khác. Sản phẩm mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:

– Khả năng chống thấm tuyệt đối.

– Có tính đàn hồi cao, chịu đâm thủng và chịu lực kéo tốt.

– Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết ngay cả khi nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.

Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhấtQuy trình chống thấm bằng màng bitum khò nóng

Chuẩn bị bề mặt:

– Vệ sinh sạch sẽ lớp cát, bụi, và các tạp chất trên có trên bề mặt mái nhà. Đục bỏ và mài phẳng các lớp vữa bê tông.

– Trám những vị trí bị lõm, nứt, đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng.

Thi công chống thấm:

– Quét một lớp sơn lót gốc Bitum mỏng lên bề mặt sàn mái để tăng độ bám dính cho màng trước khi dán.

– Dán màng bitum khò nóng bằng cách sử dụng đèn khò gas. Thực hiện khò nóng vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm. Khi nhận thấy màng đã có khả năng bám dính tốt thì thực hiện dán màng xuống bề mặt. Sau đó chúng ta dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.

– Cuối cùng, phết vữa bảo vệ lên trên lớp bitum khò nóng chống thấm để bảo vệ màng.

Lưu ý: 

– Nếu màng khò bị thủng hoặc rách, sẽ cần phải dán một tấm khác lên đó để ngăn thấm nước, mức lề chồng lên nhau 50mm.

– Sau khi thi công xong sẽ tiến hành kiểm tra nước trong 24 giờ. Nếu các yêu cầu được đáp ứng, sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

>>> Xem thêm: Vật liệu chống thấm sân thượng loại nào tốt

Cách chống thấm mái nhà bằng keo silicon

Một tính năng nổi bật của chất keo silicone là khả năng chịu nhiệt tuyệt vời của chúng. Vì vậy, vật liệu này còn được sử dụng để chống dột cho mái nhà hay những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Để keo chống thấm phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần thực hiện cẩn thận các bước chuẩn bị tối ưu và áp dụng đúng tỷ lệ pha trộn.

– Toàn bộ bề mặt phải được làm sạch cẩn thận, không gặp bụi bẩn, rong rêu, vết ố hay có những vị trí bong tróc không đều.

– Tường và gạch phải thật khô và chắc, không sử dụng keo trên bề mặt mới xây.

Top 5 cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhấtPha keo silicon với xi măng để mang lại hiệu quả chống thấm cao

– Để bắt đầu chống thấm, keo cần được trộn với xi măng theo đúng tỷ lệ 1: 1 theo hướng dẫn trên bao bì.

– Để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu, nên thi công hỗn hợp chống thấm từ 2-3 lần. Mỗi lần cách nhau ít nhất 6-8 tiếng để đảm bảo chống thấm toàn bộ bề mặt.

– Khi thực hiện cần lưu ý quét và dàn đều tay.

– Nên để keo thật khô mới bắt đầu bước thi công tiếp theo.

Dịch vụ tại cơ khí Ngọc Vân

Dưới đây là một số dịch vụ của Cơ khí Ngọc Vân, xin mời quý vị tham khảo:

Trên đây là thông tin về phương pháp chống thấm mái nhà hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng qua những chia sẻ trên bạn có thể biết thêm những phương pháp xử lý mái nhà bị dột hiệu quả.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm một công ty chống thấm uy tín tại Hà Nội thì đừng bỏ qua Công Ty TNHH Cơ Khí Ngọc Vân. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm công nghệ làm mái tôn tiên tiến nhất. Quý khách có nhu cầu được tư vấn hay sử dụng dịch vụ về chống thấm cho mái nhà.

Nút báo giá

Cơ khí Ngọc Vân

Hotline: 0906 558 398
Địa chỉ: Số 15 Trung kính, Trung Hòa, Cầu giấy, Hà Nội
Email: ctycokhingocvan@gmail.com
Website: https://cokhingocvan.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0906 558 398